Mô hình DIKW - khung tư duy được sử dụng để mô tả quá trình chuyển đổi dữ liệu thành tri thức, giúp ta hiểu rõ sự khác biệt giữa các cấp độ, cách chuyển từ cấp độ dưới lên cấp độ cao hơn và cuối cùng là khả năng đưa ra quyết định dựa trên Tư duy - Trí Tuệ - Sự thông thái.
DIKW được đặt theo các cấp độ thông tin và tri thức khác nhau từ dưới lên trên: Data (Dữ liệu), Information (Thông tin), Knowledge (Kiến thức) và Wisdom (Trí tuệ).
Mô hình DIKW giúp chúng ta hiểu được quá trình chuyển đổi Dữ liệu, thành Tri thức và Trí tuệ, từ bước thu thập, xử lý dữ liệu cho đến việc áp dụng kiến thức và kinh nghiệm để ra quyết định, sáng tạo ra các tri thức tinh hoa.
Cũng như khi áp dụng mô hình DIKW vào doanh nghiệp, có thể giúp cải thiện quy trình, tăng cường trải nghiệm khách hàng, tối ưu hóa chiến lược tiếp thị và quản lý hoạt động kinh doanh.
Thông tin (Information): dữ liệu đã được xử lý, tổng hợp và có ý nghĩa hơn, được sắp xếp theo một cấu trúc nhất định để truyền tải ý nghĩa, ví dụ như báo cáo, biểu đồ, đồ thị, bảng điều khiển.
Tri thức (Knowledge): là sự hiểu biết và kinh nghiệm được rút ra từ thông tin, thông qua quá trình nhận diện, suy nghĩ, phân tích, tư duy và kết hợp với kiến thức và kinh nghiệm có sẵn. Tri thức sẽ giúp ta hiểu được tại sao thông tin được tổng hợp lại như vậy, và giúp ta có thể áp dụng thông tin vào thực tế một cách hiệu quả.
Để hiểu rõ hơn lợi ích của mô hình DIKW, mình ví dụ trường hợp sau:
- Nếu bạn có một danh sách các số điện thoại thì đó được gọi là Dữ liệu (Data)
- Để chuyển đổi dữ liệu thành thông tin, cần thực hiện các bước xử lý, phân tích và hiểu ý nghĩa của nó. Do đó, bạn sắp xếp danh sách số điện thoại theo khu vực địa lý và nó trở thành thông tin (Information) hữu ích cho người dùng.
- Tiếp theo, bạn sử dụng thông tin số điện thoại theo khu vực để xác định một chiến lược marketing hiệu quả cho một sản phẩm, thì đó là Tri thức (Knowledge)
- Và cuối cùng bạn có thể sử dụng tri thức về khu vực để đưa ra quyết định đầu tư vào một thị trường mới, thì đó là Trí tuệ (Wisdom)
Chi tiết về DIKW trong thực tế, các bạn xem thêm bài Mô hình DIKW và ứng dụng doanh nghiệp nhé!
Đầu tiên, hãy xác định mục tiêu chính công việc của bạn và cách mà dữ liệu và thông tin có thể giúp bạn đạt được mục tiêu đó. Sau đó, hãy áp dụng các bước trong mô hình DIKW để tạo ra giá trị từ dữ liệu và thông tin:
Cụ thể, nếu bạn là một nhân viên bán hàng, bạn có thể áp dụng mô hình DIKW vào công việc của mình bằng cách thu thập dữ liệu về sản phẩm, khách hàng và thị trường. Bước tiếp theo là phân tích các thông tin quan trọng từ các dữ liệu này, chẳng hạn như xu hướng bán hàng, mẫu thường gặp của khách hàng và sự cạnh tranh trên thị trường.
Sau đó, bạn sử dụng các thông tin này để tạo ra kiến thức mới, chẳng hạn như cách tối ưu chiến lược bán hàng hoặc phát triển các sản phẩm mới.
Cuối cùng là áp dụng kiến thức này để đưa ra các quyết định thông minh về sản phẩm, giá cả và chiến lược bán hàng để cải thiện kết quả kinh doanh của mình.